Họ Bùi làng Xuân Bảng, huyện Thanh Chương
HBVN
Con cháu hậu duệ họ Bùi làng Xuân Bảng huyện Thanh Chương thờ ông thuỷ tổ thần Bùi Bá Đông chúng ta rất đông. Theo số liệu thống kê chưa hết ở thời điểm đầu năm Mậu Tí 2008 đã có gần 1000 hộ với 2375 đinh, phụng sự 55 nhà thờ lớn nhỏ từ đại tôn xuống các chi nhánh trong dòng họ (chỉ tính trên địa bàn thuộc hai xã Thanh Yên và Thanh Lương huyện Thanh Chương)
a. Nói về làng Xuân Bảng
Ngày xưa đầu tiên gọi là Kẻ Ó sau đó họi là Xuân Ổ rồi đến Xuân Bảng.
Làng có : Hờ Ó, Cầu Ó, Bãi Ó, Chợ Ó, Đình Ó, Bàu Ó, Đền Ó, Núi Ó. Nay chợ Ó do chiến tranh chống Mỹ giải tán chợ, đình Ó sau cải cách ruộng đất lên xây dựng hợp tác xã, dỡ làm trường học phổ thông.
Làng chia thành hai nhánh lớn là Trung Nội và Ba Giáp. Trung Nội có 5 thẻ ( nhất, nhì … ) Ba Giáp có Đông Nội, Đông Ngoại và Trung Ngoại.
Làng đầu tiên có 9 xóm ( Đầu Xuôi, Đầu Ngược, Xóm Chợ, Mũi Ry, Làng Rú, Bàu Dầy, Ba Ba, Xóm Chùa, Làng Nồi ) sau lập thêm xóm Cồn Đông thành 10 xóm. Sau cách mạng tháng Tám Xuân Bảng đổi tên xã đầu tiên là Nhật Tân, sau đến Nhật Tiến rồi đến Minh Tiến và bây giờ là xã Thanh Yên, Thanh Lương huyện Thanh Chương. Xuân Bảng trước có con dấu riêng của làng, còn Kẻ Nại và Kẻ Đồng thuộc con dấu riêng của họ. Ngày xưa cứ mồng 4 tết làng tổ chức trò bơi giữa Bàu Ó ( Ba Giáp và Trung Nội thi với nhau ), hát tuồng đêm ngay tại Đình Ó và cứ ba năm một lần lại tổ chức trò xã lễ hội tế thần, hai làng Văn Giai và Xuân Bảng rước kiệu nghinh thần từ đền tả sang đền hữu có ngựa, voi , tướng sĩ đi cùng vui liên hoan trong ba ngày từ mồng 4 đến mồng 7 tháng giêng hạ nêu.
Đền Hữu còn có tên gọi là Đền Cả ( hay Đền Ó chính chỉ một ngôi đền) còn Đền Tả là Đền Gang bom đạn Mỹ đã đánh phá nên rước ngày quy tụ về Đền Hữu cùng thờ bấy lâu nay.
b. Nói về họ Bùi làng Xuân Bảng
Do gia phả gốc không còn chỉ được nghe các người già trước truyền lại ông tổ Bùi Bá Đông bà tổ Bùi Thị Tây vào đây đã lâu lắm rồi. Là một họ khai sinh lập địa vùng này đầu tiên, sau mới đến họ Nguyễn Duy, họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Cảnh và lần lượt các họ khác.
Theo bút tích ngày xưa để lại : Hà Đông thế hệ thập tam chi, Huynh đệ tam nhân đái ư phụ mẫu. Có nghĩa ông tổ Bùi Bá Đông là thế hệ đời thứ 13 ngoài Bắc vào, gồm 3 anh em mang theo hài cốt cha mẹ vào miền Trung cát táng tại làng Đặng Xá. Từ đó 3 người đi ba hướng. Một người về phú lập Thanh Chương, một người về Đô Lương, một người sang Hà Tĩnh. Người phú lập sinh hai anh em, anh ở Phú Lập, cha và em sang Xuân Ổ là Xuân Bảng nay là xã Thanh Yên, Thanh Lương huyện Thanh Chương ( theo phả chí của họ Bùi Thái Bình xã Thanh Mai thì ông tổ của ta là cháu Bùi Cầm Hổ).
Do ông tổ họ Bùi vào đây sớm, có nhiều công lao khai khẩn núi đồi đồng bãi nên trước đây cứ đến ngày mồng bốn tháng giêng hội đồng làng Xuân Bảng tổ chức đến thắm hương tại nhà thờ tổ họ Bùi tộc. Làng còn cắt cho họ Bùi hàng chục ha đất, từ bến Cây Da cừa lên đến cầu Bàu Dầy ( tích gọi là vện họ Bùi) cắt phần lớn diện tích núi Giếng, núi Bụt ( tích gọi núi Giếng, núi Bụt họ Bùi ) cũng chính trên ngọn núi này là nơi họ Bùi táng ngôi mộ tổ. Sau này dời dân lên đồi, họ Bùi đã bốc ngôi mộ tổ về táng tại phía Nam núi Án. Ngoài diện tích đồi lãi làng còn cắt một số rộng của bàu, ruộng chùa để họ làm hương khói phụng thờ tổ tiên.
Việc thiết lập bàn thờ vị quan thiên thần tại nhà thờ hạ đường, ngày trước bác tộc chúng ta nuôi thầy Tú Ôn ở trong nhà để dạy chữ nho cho con cháu. Có một đêm vị quan thiên thần nhập vào thầy Tú Ôn bảo : “Ông dạy chữ cho con cháu ta là tốt, nhưng ông bảo với họ ta là bậc con cháu của họ Bùi song chức tước lại cao hơi, ngồi ngang hàng với tổ tiên không được. Nếu lập thờ riêng ta ở, không thì ta đi”. Từ đó họ Bùi đã thiết lập bàn thờ dọc tại nhà hạ đường để thờ ngài. Hiệu là quan giám thủ từ đường quan vị thiên thần hiệu : Đại tướng công, đại tướng thần. Ngài đề lại hai câu thơ :
Liên hồ bảng lĩnh dư gian
Chớ gia bất khả giang sơn chủ hồ.
c. Sự tích về dòng tộc gốc Mạc
Khởi tổ họ Mạc ở Việt Nam là ông Mạc Hiển Tích xuất xứ từ phương Bắc sang ( Tàu – Trung Hoa ) vào đời thứ nhất Mạc Đĩnh Chi đậu Lưỡng Quốc Trạng Nguyên đại sứ thần Bắc ( trạng nguyên 2 nước Việt Nam và Trung Hoa ) 1272 – 1347 trải qua 16 đời vua Mạc hưng thịnh. Đến đời thứ 16 vua Mai Mậu Hợp ( đại Minh sắc phong đô thống chế Việt Nam đế quốc ) vào đầu năm 1593 việc kinh thành Thăng Long thất thủ, vua Mạc Mậu Hợp bị giết hại, song vận nước cũng như vận nhà hưng thịnh hay suy đồi là lẽ thường tình.
Bước sang đời thứ 17 vua Mạc Cảnh Trị, đời thứ 18 vua Mạc Đăng Phúc Thanh đã suy ngầm ước với nhau dến việc thay tên đổi họ, vì âm mưu của nhà Trịnh thôn tính nhà Mạc, với chiêu bài là phù Lê nhưng dã tâm là diệt Mạc. Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cuộc sống đãm máu và đầy nước mắt để bảo tồn nòi giống hương hoả tổ tiên các vị tiền nhân đành phải thay tên đổi họ, phải buộc chia nghé sẻ đàn ly tán bốn phương trong cảnh lầm than bi cực.
Đến đời thứ 19 chuyển sang họ Hoảng ( Hoàng Phúc Khải )
Đến đời thứ 20 đã chuyển sang họ Bùi, lấy giòng họ của mẹ ( Bùi Thị Bân )
Để con cháu các đời sau nhận được gốc tích của mình. Có 3 ý :
- Khứ túc bất khứ thủ: Nghĩa là bỏ chân lấy lại thảo đầu của chữ mạc còn phần dưới chuyển sang chữ khác như Hoàng, Phạm, Phương, Thái.
- Giữ lại chữ Đăng như : Lê Đăng, Nguyễn Đăng, Phan Đăng …
- Chuyển sang họ ngoại của mẹ Bùi Thị Bân như : Bùi Bác, Bùi Hữu, Bùi Xuân, Bùi Văn …
Trời còn để có hôm nay
Nhờ ơn tiên tổ công dày đức cao
Cội nguồn Bùi tộc thuở nào
*******************************************
Quốc loạn vương triều không cưỡng nổi
Phải đành chia sẻ, rẽ đàn con
Ly tán bốn phương khắp nước non
Đổi họ thay tên để sông còn
Long động chí linh nơi thuỷ tổ
Bảng linh liên hồ hậu duệ tôn
Trường tồn vững chãi cùng nước non
Sống mãi thơm danh Mạc thiên thần
Đổi tên tộc Mạc sang tộc Bùi
Lấy giòng họ ngoài lưu giống nòi
Nữ Bân người mẹ muôn ngàn trứng
Hoa ổ nở sinh vạn cháu con
Đền Ó linh thiêng nơi thánh ở
Núi Ó vĩnh hằng chốn tổ yên
Bào Ó nước trong đầy cá lượn
Tự đường hương khói tổ linh thiêng
Bái bút lạy thần tổ họ Bùi.
(Theo tích xưa kể lại con cháu họ tộc cần nghiên cứu tham khảo để hiểu thêm)
Ngày xưa đầu tiên gọi là Kẻ Ó sau đó họi là Xuân Ổ rồi đến Xuân Bảng.
Làng có : Hờ Ó, Cầu Ó, Bãi Ó, Chợ Ó, Đình Ó, Bàu Ó, Đền Ó, Núi Ó. Nay chợ Ó do chiến tranh chống Mỹ giải tán chợ, đình Ó sau cải cách ruộng đất lên xây dựng hợp tác xã, dỡ làm trường học phổ thông.
Làng chia thành hai nhánh lớn là Trung Nội và Ba Giáp. Trung Nội có 5 thẻ ( nhất, nhì … ) Ba Giáp có Đông Nội, Đông Ngoại và Trung Ngoại.
Làng đầu tiên có 9 xóm ( Đầu Xuôi, Đầu Ngược, Xóm Chợ, Mũi Ry, Làng Rú, Bàu Dầy, Ba Ba, Xóm Chùa, Làng Nồi ) sau lập thêm xóm Cồn Đông thành 10 xóm. Sau cách mạng tháng Tám Xuân Bảng đổi tên xã đầu tiên là Nhật Tân, sau đến Nhật Tiến rồi đến Minh Tiến và bây giờ là xã Thanh Yên, Thanh Lương huyện Thanh Chương. Xuân Bảng trước có con dấu riêng của làng, còn Kẻ Nại và Kẻ Đồng thuộc con dấu riêng của họ. Ngày xưa cứ mồng 4 tết làng tổ chức trò bơi giữa Bàu Ó ( Ba Giáp và Trung Nội thi với nhau ), hát tuồng đêm ngay tại Đình Ó và cứ ba năm một lần lại tổ chức trò xã lễ hội tế thần, hai làng Văn Giai và Xuân Bảng rước kiệu nghinh thần từ đền tả sang đền hữu có ngựa, voi , tướng sĩ đi cùng vui liên hoan trong ba ngày từ mồng 4 đến mồng 7 tháng giêng hạ nêu.
Đền Hữu còn có tên gọi là Đền Cả ( hay Đền Ó chính chỉ một ngôi đền) còn Đền Tả là Đền Gang bom đạn Mỹ đã đánh phá nên rước ngày quy tụ về Đền Hữu cùng thờ bấy lâu nay.
b. Nói về họ Bùi làng Xuân Bảng
Do gia phả gốc không còn chỉ được nghe các người già trước truyền lại ông tổ Bùi Bá Đông bà tổ Bùi Thị Tây vào đây đã lâu lắm rồi. Là một họ khai sinh lập địa vùng này đầu tiên, sau mới đến họ Nguyễn Duy, họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Cảnh và lần lượt các họ khác.
Theo bút tích ngày xưa để lại : Hà Đông thế hệ thập tam chi, Huynh đệ tam nhân đái ư phụ mẫu. Có nghĩa ông tổ Bùi Bá Đông là thế hệ đời thứ 13 ngoài Bắc vào, gồm 3 anh em mang theo hài cốt cha mẹ vào miền Trung cát táng tại làng Đặng Xá. Từ đó 3 người đi ba hướng. Một người về phú lập Thanh Chương, một người về Đô Lương, một người sang Hà Tĩnh. Người phú lập sinh hai anh em, anh ở Phú Lập, cha và em sang Xuân Ổ là Xuân Bảng nay là xã Thanh Yên, Thanh Lương huyện Thanh Chương ( theo phả chí của họ Bùi Thái Bình xã Thanh Mai thì ông tổ của ta là cháu Bùi Cầm Hổ).
Do ông tổ họ Bùi vào đây sớm, có nhiều công lao khai khẩn núi đồi đồng bãi nên trước đây cứ đến ngày mồng bốn tháng giêng hội đồng làng Xuân Bảng tổ chức đến thắm hương tại nhà thờ tổ họ Bùi tộc. Làng còn cắt cho họ Bùi hàng chục ha đất, từ bến Cây Da cừa lên đến cầu Bàu Dầy ( tích gọi là vện họ Bùi) cắt phần lớn diện tích núi Giếng, núi Bụt ( tích gọi núi Giếng, núi Bụt họ Bùi ) cũng chính trên ngọn núi này là nơi họ Bùi táng ngôi mộ tổ. Sau này dời dân lên đồi, họ Bùi đã bốc ngôi mộ tổ về táng tại phía Nam núi Án. Ngoài diện tích đồi lãi làng còn cắt một số rộng của bàu, ruộng chùa để họ làm hương khói phụng thờ tổ tiên.
Việc thiết lập bàn thờ vị quan thiên thần tại nhà thờ hạ đường, ngày trước bác tộc chúng ta nuôi thầy Tú Ôn ở trong nhà để dạy chữ nho cho con cháu. Có một đêm vị quan thiên thần nhập vào thầy Tú Ôn bảo : “Ông dạy chữ cho con cháu ta là tốt, nhưng ông bảo với họ ta là bậc con cháu của họ Bùi song chức tước lại cao hơi, ngồi ngang hàng với tổ tiên không được. Nếu lập thờ riêng ta ở, không thì ta đi”. Từ đó họ Bùi đã thiết lập bàn thờ dọc tại nhà hạ đường để thờ ngài. Hiệu là quan giám thủ từ đường quan vị thiên thần hiệu : Đại tướng công, đại tướng thần. Ngài đề lại hai câu thơ :
Liên hồ bảng lĩnh dư gian
Chớ gia bất khả giang sơn chủ hồ.
c. Sự tích về dòng tộc gốc Mạc
Khởi tổ họ Mạc ở Việt Nam là ông Mạc Hiển Tích xuất xứ từ phương Bắc sang ( Tàu – Trung Hoa ) vào đời thứ nhất Mạc Đĩnh Chi đậu Lưỡng Quốc Trạng Nguyên đại sứ thần Bắc ( trạng nguyên 2 nước Việt Nam và Trung Hoa ) 1272 – 1347 trải qua 16 đời vua Mạc hưng thịnh. Đến đời thứ 16 vua Mai Mậu Hợp ( đại Minh sắc phong đô thống chế Việt Nam đế quốc ) vào đầu năm 1593 việc kinh thành Thăng Long thất thủ, vua Mạc Mậu Hợp bị giết hại, song vận nước cũng như vận nhà hưng thịnh hay suy đồi là lẽ thường tình.
Bước sang đời thứ 17 vua Mạc Cảnh Trị, đời thứ 18 vua Mạc Đăng Phúc Thanh đã suy ngầm ước với nhau dến việc thay tên đổi họ, vì âm mưu của nhà Trịnh thôn tính nhà Mạc, với chiêu bài là phù Lê nhưng dã tâm là diệt Mạc. Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cuộc sống đãm máu và đầy nước mắt để bảo tồn nòi giống hương hoả tổ tiên các vị tiền nhân đành phải thay tên đổi họ, phải buộc chia nghé sẻ đàn ly tán bốn phương trong cảnh lầm than bi cực.
Đến đời thứ 19 chuyển sang họ Hoảng ( Hoàng Phúc Khải )
Đến đời thứ 20 đã chuyển sang họ Bùi, lấy giòng họ của mẹ ( Bùi Thị Bân )
Để con cháu các đời sau nhận được gốc tích của mình. Có 3 ý :
- Khứ túc bất khứ thủ: Nghĩa là bỏ chân lấy lại thảo đầu của chữ mạc còn phần dưới chuyển sang chữ khác như Hoàng, Phạm, Phương, Thái.
- Giữ lại chữ Đăng như : Lê Đăng, Nguyễn Đăng, Phan Đăng …
- Chuyển sang họ ngoại của mẹ Bùi Thị Bân như : Bùi Bác, Bùi Hữu, Bùi Xuân, Bùi Văn …
Trời còn để có hôm nay
Nhờ ơn tiên tổ công dày đức cao
Cội nguồn Bùi tộc thuở nào
*******************************************
Quốc loạn vương triều không cưỡng nổi
Phải đành chia sẻ, rẽ đàn con
Ly tán bốn phương khắp nước non
Đổi họ thay tên để sông còn
Long động chí linh nơi thuỷ tổ
Bảng linh liên hồ hậu duệ tôn
Trường tồn vững chãi cùng nước non
Sống mãi thơm danh Mạc thiên thần
Đổi tên tộc Mạc sang tộc Bùi
Lấy giòng họ ngoài lưu giống nòi
Nữ Bân người mẹ muôn ngàn trứng
Hoa ổ nở sinh vạn cháu con
Đền Ó linh thiêng nơi thánh ở
Núi Ó vĩnh hằng chốn tổ yên
Bào Ó nước trong đầy cá lượn
Tự đường hương khói tổ linh thiêng
Bái bút lạy thần tổ họ Bùi.
(Theo tích xưa kể lại con cháu họ tộc cần nghiên cứu tham khảo để hiểu thêm)
Bùi Minh Đức (Tộc trưởng chi họ Bùi - Xuân Bảng)
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Họ Bùi thôn Hà Xá, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương
Nhà thờ đại tôn họ Bùi thôn Hà Xá vừa mới được trùng tu, tôn tạo khang trang, sạch đẹp. Thôn Hà Xá xưa thuộc xã Hàm Lâm, huyện Thanh Chương, nay thuộc xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương. Vào ngày 22/12/1013, hơn 400 người là con cháu xa gần cùng các đoàn đại biểu đã về tham dự lễ...