Anh hùng lực lượng Công an nhân dân Bùi Thị Cúc
HBVN
Bùi Thị Cúc tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930, tại làng Vân Mạc, một làng nhỏ thuộc xã Vân Du, huyện Ân Thi. Gia đình đông con, ông bố mất khi Cúc còn nhỏ, để lại nhiều nợ nần. Bà mẹ không trả được, phải gán Cúc làm con nuôi cho một người làng bên để trừ một khoản vay nợ.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các anh trai đi bộ đội, hoặc công tác địa phương. Bùi Thị Cúc làm cán bộ phụ nữ ở thôn, được kết nạp Đảng, sau đó làm cán bộ Huyện hội phụ nữ Ân Thi. Những năm 1947-1950, thực dân Pháp đánh chiếm các huyện vùng nam Hưng Yên, chúng cấu kết với bọn tay sai phản động đóng nhiều đồn bốt, lập tề, thường xuyên càn quét, cướp bóc. Ở bốt Cảnh Lâm gần Vân Mạc, tên Nguyễn Doan Nhi, vốn là một cán bộ địa phương đã phản bội, cùng anh rể và anh trai làm sếp bốt và phòng nhì, có nhiều thủ đoạn thâm độc bắt giết cán bộ, khủng bố nhân dân. Huyện ủy Ân Thi cử Bùi Thị Cúc đóng vai là người cầu an bỏ nhiệm vụ về gia đình buôn bán ở chợ Cảnh Lâm để làm nhiệm vụ địch vận, phản gián.
Chị đã chịu đựng sự dị nghị của gia đình và dân làng tìm cách làm thân với tên Nhi, giả vờ nhận lời yêu hắn để khai thác tin tức hoạt động của bọn địch trong vùng, báo cáo với cấp trên. Chị còn khéo léo thuyết phục tên Nhi nhận cả anh Đệ, người yêu của chị, là công an hoạt động bí mật làm “chỉ điểm” cho chúng, cấp giấy phép cho anh Đệ được ra vào bốt Cảnh Lâm. Qua một số lần làm thất bại âm mưu bắt bớ, càn quét của địch, chúng có dấu hiệu nghi vấn chị Cúc và anh Đệ. Cấp trên chủ trương cho hai người tìm cách trừ khử tên Nhi và sau đó rút ra ngoài. Thực hiện chủ trương đó, Bùi Thị Cúc đã bố trí một cuộc hẹn hò với tên Nhi ở làng Vân Mạc. Nguyễn Doãn Nhi đã trúng kế, xuống làng một mình bị người của ta bắt giết, rồi đem vùi xác dưới ruộng khoai.
Mất tên Nhi, bọn địch ở bốt Cảnh Lâm lập tức quây càn bắt tất cả đàn ông trong làng giam giữ, đốt nhà, triệt phá cả làng Vân Mạc. Bùi Thị Cúc tìm đường ra nơi an toàn, nhưng chẳng may đã bị địch bắt cùng nhiều người khác ở thôn bên. Lính bốt và người nhà tên Nhi đánh đập, tra khảo, trả thù Bùi Thị Cúc, bắt chị khai báo những người đã giết tên Nhi. Chị đã nhận hết về mình, không khai báo đồng đội và dân làng.
Biết không khuất phục được chị, ngày 15 tháng 5 năm 1950 bọn địch đã đem chị ra đê bờ sông Lực Điền hành hình hết sức dã man. Bùi Thị Cúc đã nêu gương hy sinh vô cùng kiên cường, bất khuất. Hồ Chủ tịch đã truy tặng chị sáu chữ: “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.
Năm 1995, Bùi Thị Cúc được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Công an nhân dân.
Chị đã chịu đựng sự dị nghị của gia đình và dân làng tìm cách làm thân với tên Nhi, giả vờ nhận lời yêu hắn để khai thác tin tức hoạt động của bọn địch trong vùng, báo cáo với cấp trên. Chị còn khéo léo thuyết phục tên Nhi nhận cả anh Đệ, người yêu của chị, là công an hoạt động bí mật làm “chỉ điểm” cho chúng, cấp giấy phép cho anh Đệ được ra vào bốt Cảnh Lâm. Qua một số lần làm thất bại âm mưu bắt bớ, càn quét của địch, chúng có dấu hiệu nghi vấn chị Cúc và anh Đệ. Cấp trên chủ trương cho hai người tìm cách trừ khử tên Nhi và sau đó rút ra ngoài. Thực hiện chủ trương đó, Bùi Thị Cúc đã bố trí một cuộc hẹn hò với tên Nhi ở làng Vân Mạc. Nguyễn Doãn Nhi đã trúng kế, xuống làng một mình bị người của ta bắt giết, rồi đem vùi xác dưới ruộng khoai.
Mất tên Nhi, bọn địch ở bốt Cảnh Lâm lập tức quây càn bắt tất cả đàn ông trong làng giam giữ, đốt nhà, triệt phá cả làng Vân Mạc. Bùi Thị Cúc tìm đường ra nơi an toàn, nhưng chẳng may đã bị địch bắt cùng nhiều người khác ở thôn bên. Lính bốt và người nhà tên Nhi đánh đập, tra khảo, trả thù Bùi Thị Cúc, bắt chị khai báo những người đã giết tên Nhi. Chị đã nhận hết về mình, không khai báo đồng đội và dân làng.
Biết không khuất phục được chị, ngày 15 tháng 5 năm 1950 bọn địch đã đem chị ra đê bờ sông Lực Điền hành hình hết sức dã man. Bùi Thị Cúc đã nêu gương hy sinh vô cùng kiên cường, bất khuất. Hồ Chủ tịch đã truy tặng chị sáu chữ: “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.
Năm 1995, Bùi Thị Cúc được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Công an nhân dân.
Bùi Chí Nhân (Theo lichsuvietnam.vn)
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Bùi Đình Túy một nhà báo - liệt sỹ tài năng
Nhà báo - Liệt sĩ Bùi Đình Tuý sinh ngày 12-2-1914 trong một gia đình nông dân tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ khả năng về hội hoạ và đam mê nhiếp ảnh. Năm 21 tuổi, Bùi Đình Tuý ra Hà Nội theo học nghề ảnh và vẽ tại trường Bách Nghệ.... -
Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè - Chọn đi lối này
Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè, từng là Thứ trưởng Bộ Y tế - Xã hội và Thương binh trong Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chỉ trong một tuần lễ, sau Tết Mậu Thân, mẹ nhận tin 3 con trai hy sinh và 1 người bị thương trong chiến trường T3. Và dù tham gia nhiều... -
Về đất anh hùng nghe chuyện nữ anh hùng!
Xã Tương Bình Hiệp (TX.TDM) kiêu hùng trong mưa bom, bão đạn chiến tranh sản sinh ra lớp lớp chiến sĩ cách mạng cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Về Tương Bình Hiệp bây giờ được nghe câu chuyện về liệt sĩ Bùi Ngọc Thu, một trong số những anh hùng đặc biệt nhất của vùng đất này. -
Người chiến sỹ tình báo quê lúa ở Tử ngục Chín Hầm
Sách “Tử ngục Chín Hầm và những điều ít biết về Ngô Đình Cẩn”, viết về cụ Vu như sau: “ ông Bùi Bá Vu ( ? – 1965), Tổ trưởng tổ tình báo; người thôn Kim Bảng, huyện Đông Quan - nay là huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. ông tham gia cách mạng từ những ngày đầu của cuộc Tổng khởi nghĩa...