Một thoáng với giám đốc than Nam Mẫu
HBVN
Gặp giám đốc Công ty than Nam Mẫu Bùi Quốc Tuấn đã ngoài 5 giờ chiều, anh vừa họp HĐND thành phố Uông Bí về, tính tình có vẻ nóng nảy khác với bản tính điềm đạm, vui vẻ thường ngày. Tôi là người chịu “trận”, kể cũng vô lý, nhưng có ai vào cuối giờ chiều, muộn như thế này đâu?
Tôi thấy trên bàn làm việc của giám đốc có mấy chục cặp giấy chờ trình duyệt, chắc vài giờ nữa mới rời trụ sở? Câu chuyện của chính quyền địa phương thì luôn quá bộn bề và giải quyết tích cực mãi cũng chẳng mấy vơi ngót, bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố và luôn phát sinh hàng ngày... Câu chuyện về doanh nghiệp ít nhiều chủ động được, thấy ngay hiệu quả xấu tốt rõ ràng, xem như đỡ căng thẳng hơn.
Tôi hiểu cái nguyên nhân bức xúc vì sao, đó là việc chưa thống nhất quan điểm về khấu hao của lãnh đạo tập đoàn và các đơn vị thành viên. Nó có nguy cơ xấu đến mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp thành viên và tập đoàn. Trong các doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam bài toán khó giải nhất là đầu tư. Không còn dòng sữa mẹ như thời bao cấp, cơ chế thị trường bằng nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, lãi suất cao ngất ngưởng, giá than thấp, chi phí cao, tiêu thụ chậm.
Doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, tăng trưởng đôi chút được coi là độc đáo, hiếm thấy, với cái nghề khai thác than hầm lò khó khăn vốn là thế chứ chẳng phải là giai đoạn hiện tại. Làm ra hòn than nhọc nhằn, nhưng giá trị của sản phẩm được đánh giá thấp không tương xứng đúng quy luật giá trị và tinh thần người thợ mỏ cũng không được chú ý, khích lệ nhiều. Hơn 14 vạn lao động ngành than, đông nhất so với các tập đoàn, doanh nghiệp ở Việt Nam, hệ số ăn theo 2 đến 3 lần, con số đó không còn nhỏ. Nếu thợ mỏ thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thì an ninh xã hội sẽ ra sao? Trong lịch sử đã nhiều lần có bài học ngành than giãn thợ, người lao động làm than tản về các vùng quê, đô thị làm đảo lộn tất cả. Các cơ quan quản lý nhà nước đã nhiều phen vất vả.
Than là nguyên liệu thiết yếu đầu vào của ngành công nghiệp, nếu ít quan tâm hậu quả ào đến ngay lập tức. Nên tính xã hội của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản rất lớn và rất nhạy cảm với an ninh quốc gia. Lãnh đạo Tập đoàn Vinacomin cũng rất khó giải bài toán phát triển và giải quyết việc làm. Tiến độ tiêu thụ than năm 2012 kém hơn trước nhiều, giá thấp, khiến các đơn vị khai thác bị “trói”, nếu không giỏi quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng năng suất, đảm bảo an toàn lao động v.v... Giá bán nội bộ của tập đoàn giao cho các đơn vị sản xuất than thường thấp hơn giá thành làm ra trên một đầu một tấn than.
Công ty than Nam Mẫu có gần 5.000 lao động, đầu tư mới đồng bộ hàng vài trăm dự án lớn nhỏ và hoàn toàn nằm trong cơ chế thị trường vay vốn của các ngân hàng thương mại. Sức ép đó quá lớn, nhiều doanh nghiệp đầu tư một vài trăm tỷ đã liêu xiêu, thậm chí phá sản. Đã có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý xã hội đánh giá Công ty than Nam Mẫu chảy êm đềm như nước dòng sông Bạch Đằng Giang. Đặc biệt từ 2008 đến nay khối lượng các dự án quy mô lớn và tăng gấp bội. Chất lượng của các dự án nối nhau liên tục, đó là câu trả lời hưng phấn đáng trân trọng.
Bài toán đầu tư của Công ty than Nam Mẫu đã được giải theo tư duy của giám đốc Bùi Quốc Tuấn: “Thắt lưng, buộc bụng, khấu hao nhanh, trả gốc nhanh, tiết kiệm chi phí, khuyến khích mọi giải pháp tạo ra hiệu quả kinh tế, nhất là các giải pháp kỹ thuật”. Tổng suất đầu tư hiện nay của Công ty than Nam Mẫu 50 USD/tấn than công suất, thiên hạ (nhiều dự án trong tập đoàn đã triển khai hoặc đã duyệt tổng suất đầu tư 170 đến 300 USD/tấn than công suất). Trong khi đó, công ty đã khấu hao cho cả một số dự án đang đầu tư, trọng tâm là dự án 2,5 triệu tấn than.
Mặc dù vậy thu nhập bình quân 8 tháng đầu năm 2012 vẫn đạt gần 9 triệu đồng/tháng, cao hơn mức bình quân năm trước. Lãi ròng sau thuế năm 2011 hơn 60 tỷ, đây là một thắng lợi lớn với một đơn vị đang đầu tư, chưa trả hết nợ vay. Năm 2012 lợi nhuận khả năng sẽ thấp hơn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là do đầu tư mở diện khai thác mới sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhưng những năm kế tiếp mức độ tăng tưởng sẽ cao hơn nhiều. Khấu hao hết, tài sản là vốn của công ty, chi phí lớn nhất bằng không và với một đội ngũ lao động lành nghề giỏi có hạng trong tập đoàn, đầy sáng kiến cải tiến, năng suất lao động cao, thợ mỏ Nam Mẫu sẽ giàu có thực sự. Nhưng phải với điều kiện nắm thế chủ động với mục tiêu phát triển bền vững, hạch toán trên nguyên tắc “cái thực còn chân”, nói thì dễ, làm không dễ.
Giám đốc Bùi Quốc Tuấn sau một loạt câu chuyện đang trăn trở bức xúc được “xả”, được chia sẻ, tâm trạng khá hơn nhiều, tiếng cười giòn tan lại vang lên. Con người giàu niềm tin và ý chí ngoan cường lại nổi dậy - Tôi hiểu và tin vị tướng tài ba này sẽ vượt lên tất cả. Biến ước mơ của ông Đoàn Văn Kiển, nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Vinacomin “Năm Mẫu là năm bà mẹ, mỗi bà mẹ sẽ cho một triệu tấn than, năm bà mẹ năm triệu tấn than...” sẽ sớm thành sự thật trước năm 2018. Công ty than Nam Mẫu sẽ là đơn vị khai thác than hầm lò lớn nhất ngành than Việt Nam.
Người đi đường xa vội, người ở bận công việc ký duyệt, điện thoại, chúng tôi chia tay bằng nụ cười phân thân.
Tôi hiểu cái nguyên nhân bức xúc vì sao, đó là việc chưa thống nhất quan điểm về khấu hao của lãnh đạo tập đoàn và các đơn vị thành viên. Nó có nguy cơ xấu đến mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp thành viên và tập đoàn. Trong các doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam bài toán khó giải nhất là đầu tư. Không còn dòng sữa mẹ như thời bao cấp, cơ chế thị trường bằng nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, lãi suất cao ngất ngưởng, giá than thấp, chi phí cao, tiêu thụ chậm.
Doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, tăng trưởng đôi chút được coi là độc đáo, hiếm thấy, với cái nghề khai thác than hầm lò khó khăn vốn là thế chứ chẳng phải là giai đoạn hiện tại. Làm ra hòn than nhọc nhằn, nhưng giá trị của sản phẩm được đánh giá thấp không tương xứng đúng quy luật giá trị và tinh thần người thợ mỏ cũng không được chú ý, khích lệ nhiều. Hơn 14 vạn lao động ngành than, đông nhất so với các tập đoàn, doanh nghiệp ở Việt Nam, hệ số ăn theo 2 đến 3 lần, con số đó không còn nhỏ. Nếu thợ mỏ thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thì an ninh xã hội sẽ ra sao? Trong lịch sử đã nhiều lần có bài học ngành than giãn thợ, người lao động làm than tản về các vùng quê, đô thị làm đảo lộn tất cả. Các cơ quan quản lý nhà nước đã nhiều phen vất vả.
Than là nguyên liệu thiết yếu đầu vào của ngành công nghiệp, nếu ít quan tâm hậu quả ào đến ngay lập tức. Nên tính xã hội của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản rất lớn và rất nhạy cảm với an ninh quốc gia. Lãnh đạo Tập đoàn Vinacomin cũng rất khó giải bài toán phát triển và giải quyết việc làm. Tiến độ tiêu thụ than năm 2012 kém hơn trước nhiều, giá thấp, khiến các đơn vị khai thác bị “trói”, nếu không giỏi quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng năng suất, đảm bảo an toàn lao động v.v... Giá bán nội bộ của tập đoàn giao cho các đơn vị sản xuất than thường thấp hơn giá thành làm ra trên một đầu một tấn than.
Công ty than Nam Mẫu có gần 5.000 lao động, đầu tư mới đồng bộ hàng vài trăm dự án lớn nhỏ và hoàn toàn nằm trong cơ chế thị trường vay vốn của các ngân hàng thương mại. Sức ép đó quá lớn, nhiều doanh nghiệp đầu tư một vài trăm tỷ đã liêu xiêu, thậm chí phá sản. Đã có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý xã hội đánh giá Công ty than Nam Mẫu chảy êm đềm như nước dòng sông Bạch Đằng Giang. Đặc biệt từ 2008 đến nay khối lượng các dự án quy mô lớn và tăng gấp bội. Chất lượng của các dự án nối nhau liên tục, đó là câu trả lời hưng phấn đáng trân trọng.
Bài toán đầu tư của Công ty than Nam Mẫu đã được giải theo tư duy của giám đốc Bùi Quốc Tuấn: “Thắt lưng, buộc bụng, khấu hao nhanh, trả gốc nhanh, tiết kiệm chi phí, khuyến khích mọi giải pháp tạo ra hiệu quả kinh tế, nhất là các giải pháp kỹ thuật”. Tổng suất đầu tư hiện nay của Công ty than Nam Mẫu 50 USD/tấn than công suất, thiên hạ (nhiều dự án trong tập đoàn đã triển khai hoặc đã duyệt tổng suất đầu tư 170 đến 300 USD/tấn than công suất). Trong khi đó, công ty đã khấu hao cho cả một số dự án đang đầu tư, trọng tâm là dự án 2,5 triệu tấn than.
Mặc dù vậy thu nhập bình quân 8 tháng đầu năm 2012 vẫn đạt gần 9 triệu đồng/tháng, cao hơn mức bình quân năm trước. Lãi ròng sau thuế năm 2011 hơn 60 tỷ, đây là một thắng lợi lớn với một đơn vị đang đầu tư, chưa trả hết nợ vay. Năm 2012 lợi nhuận khả năng sẽ thấp hơn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là do đầu tư mở diện khai thác mới sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhưng những năm kế tiếp mức độ tăng tưởng sẽ cao hơn nhiều. Khấu hao hết, tài sản là vốn của công ty, chi phí lớn nhất bằng không và với một đội ngũ lao động lành nghề giỏi có hạng trong tập đoàn, đầy sáng kiến cải tiến, năng suất lao động cao, thợ mỏ Nam Mẫu sẽ giàu có thực sự. Nhưng phải với điều kiện nắm thế chủ động với mục tiêu phát triển bền vững, hạch toán trên nguyên tắc “cái thực còn chân”, nói thì dễ, làm không dễ.
Giám đốc Bùi Quốc Tuấn sau một loạt câu chuyện đang trăn trở bức xúc được “xả”, được chia sẻ, tâm trạng khá hơn nhiều, tiếng cười giòn tan lại vang lên. Con người giàu niềm tin và ý chí ngoan cường lại nổi dậy - Tôi hiểu và tin vị tướng tài ba này sẽ vượt lên tất cả. Biến ước mơ của ông Đoàn Văn Kiển, nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Vinacomin “Năm Mẫu là năm bà mẹ, mỗi bà mẹ sẽ cho một triệu tấn than, năm bà mẹ năm triệu tấn than...” sẽ sớm thành sự thật trước năm 2018. Công ty than Nam Mẫu sẽ là đơn vị khai thác than hầm lò lớn nhất ngành than Việt Nam.
Người đi đường xa vội, người ở bận công việc ký duyệt, điện thoại, chúng tôi chia tay bằng nụ cười phân thân.
Bùi Chí Nhân (Theo baotintuc.vn)
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Quỹ học bổng 1 tỷ đồng của Công ty TNHH Tài chính Kế toán Thuế Centax
Chị Bùi Thị Lệ Phương - Chuyên gia của Công ty TNHH Tài chính Kế toán Thuế Centax vừa là ''Trưởng ban Dâu – Gái họ Bùi Việt Nam'' đã gửi quyết định học bổng ưu đãi: Đối với con em họ Bùi, được trao tặng học bổng tại Centax, không giới hạn số lượng, đồng thời được hỗ trợ tìm việc... -
Chàng trai Ninh Bình thu nhập 12 tỷ/năm từ cơm cháy
Ninh Bình được biết đến với đặc sản cơm cháy từ lâu năm, thế nhưng không phải ai cũng biết người phát triển nó. Người đã đưa cơm cháy Ninh Bình có mặt trên “sạp hàng” khắp cả nước là chàng thanh niên Bùi Văn Mạnh (sinh năm 1987, thôn Đại Hòa, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình).... -
Bùi Phương Trinh : Người làm rạng danh thương hiệu gỗ Việt
Như là duyên cơ đến một cách tự nhiên với chị - nữ doanh nhân Bùi Phương Trinh (quê gốc Nam Định) từ một người phụ nữ bôn ba với bao nhiêu ngành nghề khác nhau, bươn trải trong cuộc sống để tìm kế mưu sinh nơi mảnh đất phương Nam. Thế rồi, từ chỗ tiếp quản xưởng mộc của ông xã, chị...